backup dữ liệu

backup dữ liệuNgày nay việc quản lý công việc, tài liệu trở vô cùng dễ dàng và thuận tiền cho con người. Các doanh nghiệp, các tổ chức, cơ quan và cả cá  nhân đều quản lý công việc, lưu trữ tài liệu thông qua hệ thống máy tính kết nối mạng. Chính vì vậy việc xử lý và quản lý công việc trở nên thông minh, dễ dàng và nhanh chóng hơn. Nhưng đồng nghĩa với nó người sử dụng máy tính rất có thể bị mất dữ liệu mà không kiểm soát được. Chính vì vậy nhu cầu backup dữ liệu máy tính ngày càng trở nên quan trọng

Tùy theo nhu cầu và loại hình dữ liệu cần lưu trữ mà bạn có thể đưa ra chiến lược backup dữ liệu phù hợp để việc backup dễ dàng nhất và việc quản lý thuận tiện nhất

Hiện nay rất nhiều thiết bị phần cứng được trang bị sẵn tiện ích backup dữ liệu hoặc bạn có thể tìm thấy các tiện ích backup khác mà bạn cho là phù hợp với nhu cầu và sở thích của bạn. Hoặc bạn muốn backup toàn bộ tệp tin hoặc chỉ cần 1 nơi lưu trữ dữ liệu bình thường  như một chiếc ổ cứng di động chẳng hạn.

Đối với các doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu không đơn thuần là lưu vào ổ cứng di động mà cần phải backup dữ liệu thường xuyên.

Dưới đây là một số giải pháp backup dữ liêu:

1. Dùng giải pháp DAS (Direct Attached Storage)

DAS là giải pháp dùng gắn trực tiếp các thiết bị lưu trữ vào Server, bạn có thể dùng các bộ sao lưu băng từ, hoặc các ổ đĩa cứng gắn rời hoạt động nhờ các phần mềm tự động sao lưu. Thiết bị này kết nối trực tiếp với máy chủ và lập lịch cho các tác vụ lưu trữ, tạo các bản sao lưu dữ liệu cho hệ thống mạng nội bộ của mình. Hiệu năng cao và việc lắp đặt khá dễ. Tuy nhiên về lâu dài, khi nâng cấp hệ thống với dung lượng này thì dữ liệu sẽ bị chia nhỏ và phân tán trên các hệ thống khác nhau, gây khó khăn cho việc quản lý dữ liệu. Xét về mặt tổng thể sẽ làm tăng chi phí lưu trữ trên toàn bộ hệ thống mạng.

2. Dùng giải pháp NAS (Network Attached Storage)

Là giải pháp backup dữ liệu thông qua địa chỉ IP. Giải pháp này dễ thực hiện việc chia sẻ dữ liệu cùng các ứng dụng trên mạng nội bộ.

Lợi ích:

  •   Dễ quản lý thiết bị do mỗi thiết bị NAS sẽ được gán một số IP cố định.
  •   Không cần máy chủ quản lý.
  •  Dễ nâng cấp về dung lượng.

Bất lợi :

  •   Dễ gây nghẽn băng thông trong mạng nội bộ.

3. Dùng giải pháp SANs (Storage Area Networks)

Storage Area Networks (SANs) là một hệ thống mạng được thiết kế để sử dụng thêm các thiết bị sao lưu dữ liệu cho máy chủ một cách dễ dàng.

Lợi ích:

  •   Dễ dàng chia sẻ lưu trữ và quản lý thông tin.
  •  Mở rộng lưu trữ dễ dàng thông qua quá trình thêm các thiết bị lưu trữ vào mạng không cần phải thay đổi các thiết bị như máy chủ hay các thiết bị lưu trữ hiện có.
  • Cho phép nhiều máy chủ cùng chia sẻ một thiết bị lưu trữ.
  • Cho phép thay đổi hay nâng cấp máy chủ một cách dễ dàng và dữ liệu không hề ảnh hưởng khi máy chủ bị lỗi.
  •  Tính bảo mật cao.

Bất lợi :

  •  Chi phí đầu tư cho thiết bị phần cứng tương đối cao.
4.1/5 - (20 bình chọn)

Recommended Posts

No comment yet, add your voice below!


Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *