Phục hồi dữ liệu ổ cứng SSD ngày càng trở lên quan trọng vì SSD đang dần được thay thế cho HDD bởi nhiều tính năng tuyệt vời mà nó đem lại. Tuy nhiên khi SSD bị lỗi thì khả năng phục hồi dữ liệu ổ cứng SSD lại rất thấp.
Hiện nay ổ SSD được biết đến với nhiều tính năng như hiệu suất làm việc cao, giảm thiểu tiếng ồn và trọng lượng thấp, khả năng chống sốc tuyệt vời, thời lượng sử dụng pin laptop tăng lên đáng kể.
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng trên thực tế các ổ SSD cũng dễ bị tác động bởi các yếu tố như từ trường, tĩnh điện, mất điện đột ngột và bộ nhớ flash có tuổi thọ ngắn hơn đĩa cứng. Do đó, độ tin cậy của SSD cũng chỉ gần tương đương với ổ HDD. Ngoài ra SSD còn một hạn chế nghiêm trọng là không hề có những dấu hiệu báo trước đĩa bị lỗi như HDD, và chỉ khi đĩa ngừng hoạt động thì bạn mới biết. Như vậy, làm thế nào để nhận biết SSD sắp bị lỗi và phục hồi dữ liệu ổ cứng SSD?
Cách nhận biết SSD bị lỗi
Vì ổ SSD không có bộ phận rãnh đĩa, đầu đọc từ và không phải quay ở tốc độ cao khi lưu trữ dữ liệu mà hoàn toàn sử dụng chip nhớ, không giới hạn cơ chế quay đĩa để lấy dữ liệu như HDD. Thế nên ta không thể dựa vào tiếng lạch cạch nhỏ từ ổ đĩa, sự rung động của máy tính hay vết trầy xước sinh ra các bad sector.
Do đó, bạn cần phải lưu ý kỹ vào những thông số kỹ thuật của ổ SSD và quá trình sử dụng. Giống như một chiếc USB, mỗi chip nhớ flash có số lần ghi dữ liệu nhất định, mỗi lần dữ liệu được ghi vào và xóa đi khỏi chip nhớ được tính là một chu kỳ. Chip nhớ MLC thông thường có vòng đời vào khoảng 10,000 chu kỳ ghi / xóa.
Trên mỗi ổ SSD mua về đều có ghi thông số này, đây cũng được xem như tuổi thọ của ổ lưu trữ thể rắn. Đối với ở SSD 60 GB, tuổi thọ trung bình thường vào khoảng 5 – 7 năm với tần suất sao chép dữ liệu 5 GB/ngày.
Một nguyên nhân khác cũng dẫn đến mất dữ liệu và làm giảm tuổi thọ của SSD là tình trạng mất điện đột ngột khi đang chép dữ liệu. Bởi vì, cấu tạo chính của SSD là một controller và nhiều chip nhớ, quá trình lưu thông tin được thực hiện trên bộ nhớ tạm thời trong lúc chờ controller ghi vào chip nhớ. Khi đó, ổ lưu trữ sẽ thông báo đến máy là dữ liệu đã được ghi vào nhưng trên thực tế là việc này chưa hoàn tất.
Phục hồi dữ liệu ổ cứng SSD
Ổ lưu trữ SSD thường không đưa ra những cảnh báo trước khi nó sắp bị lỗi, nó có thể ngưng làm việc bất cứ lúc nào. Cho nên, trong quá trình sử dụng bạn hãy sao lưu dữ liệu định kỳ và thường xuyên, nhất là đối với những ổ SSD đã qua thời gian sử dụng dài. Đây là một giải pháp phòng tránh mất dữ liệu hiệu quả nhất, vừa tránh được rủi ro hỏng ổ SSD, vừa tránh được virus, xóa nhầm và nhiều nguyên nhân khách quan khác. Nhưng nếu không may rơi vào tình huống dữ liệu nằm trên SSD bị lỗi, chưa kịp sao lưu thì bạn có thể mang ra dịch vụ bảo hành hoặc sửa chữa.
Lưu ý: Dữ liệu của bạn là quan trọng, thế nên đừng mạo hiểm sử dụng phần mềm miễn phí để cứu dữ liệu, vì khi cài phần mềm sẽ quét bề mặt đĩa và hệ thống file của bạn, nếu không lấy lại được thì khi bạn đem đến trung tâm cứu dữ liệu cơ hội lấy lại gần như là bằng 0. Hãy đem chúng đến trung tâm phục hồi dữ liệu ổ cứng SSD tin cậy để lấy lại dữ liệu cho bạn.
No comment yet, add your voice below!