laptop sắp hỏng

laptop sắp hỏngLaptop là một trong những vật dụng quan trọng trong cuộc sống của con người hiện nay. Vậy làm sao để biết laptop sắp hỏng nhằm có biện pháp sửa chữa kịp thời trước khi quá muộn? Hãy tham khảo những dấu hiệu nhận biết sau đây:

Máy tính đơ, chậm chạp

Khi laptop sắp hỏng, dấu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất là đôi lúc máy bị treo, không thể thao tác gì trên máy trong một thời gian ngắn. Hoặc tốc độ xử lý của máy vô cùng chậm chạp, ví dụ như tắt một cửa sổ web cũng mất vài chục giây. Khi khởi động, phải đợi lâu hơn bình thường, copy dữ liệu cũng rất chậm chạp, tốn thời gian.

Dữ liệu hỏng

Nếu bạn phát hiện ra tập tin nào đó không mở được, hoặc mở ra bị lỗi, thì đây là một trong những cảnh báo laptop sắp hỏng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng phổ biến nhất là do hỏng ổ cứng. Tệ hơn nữa là nếu kéo dài thì một ngày không xa có thể bạn sẽ bị mất dữ liệu.

Ổ cứng kêu lọc cọc

Khi thấy laptop phát ra những tiếng kêu bất thường từ phía ổ cứng thì nó cho thấy ổ cứng của bạn có vấn đề. Có thể là bị lỗi Bad sector, có thể ổ cứng chết cơ, hoặc lỗi đầu đọc,…Lúc này, tốt nhất bạn không nên cố sử dụng mà hãy mang tới những tiệm sửa chữa ổ cứng để giải quyết.

Kiểm tra thủ công trên windows

Những dữ liệu không toàn vẹn trên ổ cứng được tự động che giấu bởi hệ điều hanh và khó xác định, đặc biệt là khi dung lượng ổ cứng đã gần tối đa. Bạn có thể kiểm tra những lỗi mà windows không phát hiện bằng cách sau:

Start – Computer – chuột phải vào vùng ổ cứng muốn kiểm tra – Properties – Tools tab and – Check now… Trong cửa sổ Checking Disk window chọn Automatically fix file system errors and – Scan for an attempt recovery of bad sector.

Khi nhận thấy những dấu hiệu laptop sắp hỏng, tốt nhất bạn nên nhanh chóng sao lưu dữ liệu quan trọng để đề phòng trường hợp mất dữ liệu xảy ra. Bởi vì ổ cứng hay laptop thì đều có chế độ bảo hành, và cho dù bị hỏng, vẫn có thể thay thế bằng thiết bị mới. Nhưng sẽ chẳng ai bảo hành và bảo đảm tuyệt đối an toàn cho dữ liệu của bạn cả. Khi đó, nếu may mắn thì bạn sẽ khôi phục dữ liệu được toàn bộ, còn không nguy cơ rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

3.6/5 - (14 bình chọn)

Recommended Posts

No comment yet, add your voice below!


Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *