Bảo mật đĩa cứng với Disk Password Protection – Hướng dẫn chi tiết

Bảo mật đĩa cứng

Làm thế nào để bảo mật đĩa cứng? VBảo mật đĩa cứngì trong đĩa cứng chứa nhiều dữ liệu quan trọng không muốn bị đánh cắp. Khi đó bạn có thể sử dụng Disk Passward Protection để giấu đi phân vùng đó.

Disk Pasword Protection có khả năng giấu toàn bộ mọi phân vùng chứa dữ liệu trên đĩa cứng của bạn một cách rất an toàn và có tác dụng ngay cả với mọi loại thẻ nhớ USB đã được gắn vào máy tính. Nếu bạn là
một người dùng cẩn thận thì có thể áp dụng DPP ngay lên phân vùng khởi động C để không ai có thể khởi động được máy tính nếu không có password phù hợp. Cách sử dụng DPP cũng hết sức dễ dàng trên giao diện thân thiện.

Để bảo mật đĩa cứng bạn thực hiện những bước sau:

1. Khóa mọi phân vùng phụ cũng như mọi thẻ nhớ USB đã được gắn vào máy tính: Bạn chỉ cần click chuột chọn các phân vùng phụ hoặc thẻ nhớ USB đã được DPP liệt kê -> nhấn vào nút Enable bảng Partition Protection hiện ra -> nhập password cần dùng vào các ô Enter the password và Confirm the password. Nếu bạn là người hay quên thì có thể gõ vào câu gợi nhớ password ở ô Password Hint -> nhấn OK để hoàn tất.
2. Khóa phân vùng khởi động: thường dùng cho phân vùng C và hơi nhiêu khê hơn một chút. Nhấn nút Wizard -> Đánh dấu chọn Boot Protection trong giao diện Selecting Protection Mode vừa hiện ra và nhấn Next -> Chọn ổ đĩa cứng của bạn trong giao diện Selecting Disk và nhấn Next cho đến khi hiện ra giao diện Entering Password and Hint -> nhập password cần dùng vào các ô Enter the password và Confirm the password -> sau cùng nhấn vào nút Start để hoàn tất.
Sau khi hoàn tất công đoạn trên, DPP sẽ yêu cầu bạn nhập vào password phù hợp ở ngay giai đoạn khởi động DOS để máy tính có thể đăng nhập chính thức vào quá trình khởi động Windows.

Hướng dẫn nâng cấp HDD Laptop – Cách lựa chọn ổ HDD phù hợp

nâng cấp HDD Laptop

nâng cấp HDD LaptopHiện nay HDD gần như đã đạt đến giới hạn về tốc độ tối đa, những phiên bản HDD mới nhất cũng chỉ có tốc độ cao hơn các đời cũ không đáng kể. Hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến các bạn bài viết Hướng dẫn nâng cấp HDD laptop.

Nâng cấp HDD Laptop như thế nào là phù hợp? Nếu như nâng cấp SSD hoặc thêm RAM sẽ tăng hiệu năng cho máy tính của bạn, giúp nó chạy nhanh hơn, thì nâng cấp ổ cứng thường (HDD) hầu như chỉ đem lại cho chúng ta nhiều dung lượng lưu trữ hơn mà thôi.

Tuy gặp giới hạn về tốc độ, nhưng các nhà sản xuất HDD lại đạt được những thành tựu khác, khi liên tục vã vỡ kỉ lục dung lượng tối đa của chúng. Bốn năm về trước, dung lượng ổ HDD 500GB là bạn đã có không gian lưu trữ thừa thãi, nhưng hiện nay loại 3.5″ đã có dung lượng tối đa lên đến 3TB, và ổ cứng 2.5″ dùng cho MTXT đã có loại 1,5GB. Do đó, có rất nhiều lí do khiến chúng ta bị thiếu dung lượng lưu trữ, nhất là với những người xem phim HD, thích nhạc lossless hoặc mê nhiếp ảnh. Vì vậy, nâng cấp HDD có dung lượng lớn hơn là một trong những giải pháp để giải quyết tình trạng này.

Cách đổi ổ HDD laptop mới tương tự như việc thay RAM, và cách làm cũng khá đơn giản, đầu tiên ta cần tìm hiểu những việc sau:

1. Laptop sử dụng HDD chuẩn nào? để nâng cấp HDD Laptop tốt nhất

Các ổ cứng chuẩn SATA thường đều tương thích ngược với nhau, tức SATA III (6Gbps) vẫn dùng được cho các máy có cổng SATA I hoặc SATA II.

Thông thường có 2 chuẩn HDD phổ biến được dùng cho laptop là IDE và SATA (bài này sẽ không đề cập đến micro SATA hoặc các chuẩn khác). Do đó, việc đầu tiên là xác định xem MTXT của bạn đang dùng HDD chuẩn nào, SATA hay là IDE. Những laptop sản xuất trong các năm từ 2006 trở về đây thường sử dụng chuẩn SATA thay cho chuẩn IDE cũ tốc độ thấp. Chúng ta cũng có thể sử dụng một phần mềm là AIDA64(trước đây có tên EVEREST) để kiểm tra thông số của ổ cứng, về các thông tin cơ bản như loại giao tiếp (IDE, SATA*), tốc độ vòng quay, bộ nhớ đệm, dung lượng…

  2. Chọn mua hdd phù hợp để nâng cấp HDD Laptop

Sau khi xác định loại giao tiếp của ổ cứng, còn 2 thông tin khác mà chúng ta cần quan tâm, là dung lượng và kích thước ổ. Về dung lượng, nó tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cũng như túi tiền, hiện nay trên thị trường có rất nhiều dung lượng, phổ biến từ 160GB đến 500GB, thậm chí chúng ta cũng mua được ổ cứng laptop có dung lượng lên đến 1TB và 1,5TB.

Về kích thước, phần nhiều các hdd laptop có kích thước 2.5″, một số loại netbook, ultrabook lại sử dụng loại 1.8″ có dung lượng cũng như tốc độ truy xuất thấp hơn 2.5″ đáng kể. Ngoài ra, còn một lưu ý nữa là độ dày của HDD đó, hiện các ổ cứng 2.5″ đang phổ biến với 3 độ dày, gồm 7mm, 9mm và 12.5mm. Trong đó, các MTXT thông thường sẽ sử dụng loại 9mm, đây cũng là kích thước tiêu chuẩn của dòng ổ 2.5″, loại 12,5mm thường được dùng ở các ổ cứng đời cũ chuẩn SATA I, hoặc các ổ 1TB và 1.5TB bởi bên trong nó có đến 3 phiến đĩa. Loại 7mm thường được dùng ở các ultrabook, giúp giảm độ mỏng của máy tính (ví dụ Asus Zenbook), dĩ nhiên ổ mỏng 7mm sẽ có dung lượng thấp hơn loại 9mm.

Còn có một thông số quan trọng nữa là tốc độ vòng quay, 5400 vòng/phút hoặc 7200 vòng/phút. Dĩ nhiên tốc độ quay 7200rpm sẽ cho tốc độ truy xuất cao hơn loại 5400 một chút. Cuối cùng là tính năng chống sốc (shock resistant), giúp bảo vệ đầu từ của ổ cứng khi bị rung động, nhằm bảo vệ dữ liệu bên trong. Thường thì các ổ cứng 7200rpm sẽ được trang bị sẵn tính năng này, hoặc chúng ta cũng có thể xem trong thông số sản phẩm được ghi kèm.

3. Tiến hành nâng cấp HDD laptop

Chúng ta cần một tua vít để mở nắp máy, tương tự như khi nâng cấp RAM.

  • Đầu tiên, chúng ta tháo pin để tránh cho máy bị sốc điện (nếu có vòng tay khử tĩnh điện càng tốt). Sau đó xác định các ốc ở nắp máy cần tháo ra.
  • Sau đó xác định vị trí ổ cứng cần thay.
  • Ở đây, chúng ta sẽ thay ổ cứng ở trên (màu xanh). Trước hết là vặn vít cố định ổ cứng này.
  • Sau đó trượt nhẹ tay để lấy ổ ra.
  • Tháo vít khay nhôm cố định ổ với khung máy để chuyển qua ổ cứng mới.
  • Sau khi đã chuyển khay nhôm cố định ổ cứng.
  • Sau đó, gắn ổ cứng lại vị trí cũ và vặn vít cố định. Xem kết quả. Sau đó, vặn các ốc cố định nắp máy lại như cũ là xong.

Lưu ý khi nâng cấp HDD Laptop

  1.  Bạn cần nhận thức rõ việc mình đang làm, thật cẩn thận và nhẹ tay.
  2.  Một số laptop khi bán ra được dán tem đè lên vị trí các con ốc, do đó việc thay HDD sẽ làm rách tem, khiến máy bị mất bảo hành. Liên hệ nơi bán để họ hỗ trợ bạn khi cần thay HDD.
  3.  Khi vặn nắp nhựa hoặc gỡ ổ cứng mà thấy cấn, cứng tay, thì nên kiểm tra kĩ, có thể còn sót con ốc nào đó vẫn chưa mở. Nhớ để các ốc vít ngay ngắn để tránh bị mất.

Xem thêm:

Cach chia lai o cung trong win 8 mà không dùng phần mềm

cach chia lai o cung

cach chia lai o cungGiả sử dữ liệu bạn lưu ở ổ C quá nhiều mà ổ C đã đầy dung lượng. Bạn muốn chia lại dung lượng ổ C trên Win 8 nhưng lại lo sợ làm mất dữ liệu. Bài viết dưới đây xin chia sẻ cho các bạn cach chia lai o cung không mất dữ liệu hiệu quả và an toàn.

Hướng dẫn cach chia lai o cung trên Win 8:

 

  • Bạn vào của sổ windows hoặc nhấn tổ hợp phím windows(trên bàn phím) + X rồi vào Run.
  • Sau đó gõ lệnh diskmgmt.msc vào run rồi nhấn Enter.
  • Trong cửa sổ Disk Management, để tạo phân vùng mới bạn kích chuột phải vào ổ đĩa chính của bạn và chọn Shrink Volume. Ở đây mình chọn ổ D, bạn hoàn toàn có thể làm như vậy với ổ C, E.
  • Ở bước này bạn nhập vào khung Enter the amount of space to shink in MB dung lượng mà bạn muốn sử dụng cho phân vùng ổ đĩa mới này.
  • Như vậy là mình đã hướng dẫn các bạn từng bước đơn giản chia lại ổ cứng mà không mất dữ liệu và không cần dùng đến phần mềm chia dữ liệu nào nhé.

Chúc các bạn thành công!

Xem bài viết khác: 

Sửa ổ cứng bị lỗi Cyclic Redundancy Check – Có hướng dẫn chi tiết

sửa ổ cứng bị lỗi

sửa ổ cứng bị lỗiKhi máy tính bị mất điện đột ngột, hoặc ổ cứng đã dùng quá lâu và có vẻ như sắp hỏng thì thường xuất hiện lỗi Cyclic Redundancy Check làm chúng ta không thể sao chép hay xóa dữ liệu trên đó. Vậy làm cách nào để sửa ổ cứng bị lỗi trên?

Bình thường bạn sẽ không biết là ổ cứng hỏng, vì nó không có biểu hiện gì lạ, nhưng khi thực hiện các thao tác với dữ liệu như copy, delete,… thì mới thấy có vấn đề. Nếu cố tình để lâu thì sẽ dẫn đến ổ cứng bị lỗi Bad sector.

Các bước tiến hành

Để đảm bảo sức khỏe ổ cứng, hãy làm theo các hướng dẫn sửa ổ cứng bị lỗi Cyclic Redundancy Check dưới đây:

Bước 1. Vào My computer, kích chuột phải vào ổ cứng lỗi, chọn Properties

Bước 2. Tìm đến tùy chọn Tool, chọn Check Now

Bước 3. Khi hộp thoại mới hiển thị, click chọn cả Autommatically fix… và Scan for and a… Sau đó nhấn Start để bắt đầu.

Bước 4. Khởi động cmd ở chế độ quản trị viên, nhập vào dòng lệnh sau:

Chkdsk X: /f /r (trong đó X là tên ổ cứng bị lỗi)

Nhấn Enter.

Bước 5. Khi chạy xong, gõ tiếp vào dòng lệnh diskpart. Nhấn Enter.

Bước 6. Tiếp tục gõ dòng lệnh rescan. Nhấn Enter.

Bước 7. Vào ổ cứng kiểm tra lại xem đã khắc phục được lỗi hay chưa.

Như vậy, bạn đã hoàn thành việc sửa ổ cứng bị lỗi Cyclic Redundancy Check rồi. Trong trường hợp ổ cứng bị lỗi Bad sector nặng, bạn nên sửa ổ cứng tại các địa chỉ uy tín, chuyên nghiệp để đảm bảo không bị mất dữ liệu.

Nếu ổ cứng bị các lỗi như hỏng mạch, cháy mạch, lỗi firmware, các bạn có thể liên hệ để sửa ổ cứng.

WD mở rộng dòng ổ cứng giám sát – Thông tin chi tiết

ổ cứng giám sát

ổ cứng giám sátNgày 22/4/2015, Công ty NASADAQ: WDC trực thuộc Western Digital đã cho ra mắt dòng ổ cứng giám sát WD Purple™ NV, với kích thước 3,5 inch, dung lượng 4TB và 6TB dành cho các nhu cầu lớn về hệ thống giám sát mạng lưới video.

Dòng ổ cứng giám sát WD Purple™ NV được thiết kế riêng cho các hệ thống giám sát mạng quy mô lớn sử dụng số lượng ổ đĩa cao hơn cùng với số lượng ổ đĩa cao hơn cùng với số lượng mắt camera đi kèm. Chính vì thế dòng ổ cứng giám sát này yêu cầu khả năng lưu trữ lớn hơn và độ bền cao hơn, giảm thiểu nguy cơ mất dữ liệu. Dung lượng ổ cứng lớn hơn so với các dòng anh em giúp người dùng có thể lưu trữ video thời gian dài để tham khảo và phân tích. Một ưu điểm nữa của dòng ổ cứng giám sát WD Purple™ NV là nó có thiết kế đặc biệt để có thể hoạt động liên tục với công suất tối ưu mà tiêu thụ điện năng thấp.

Hãng WD cho biết, dòng ổ cứng giám sát này được sản xuất nhằm mục đích cải thiện việc phát lại những video có độ phân giải cao, sản xuất một số lượng lớn dữ liệu ở mức đáng kinh ngạc. Nó có những tính năng vô cùng hấp dẫn mang tính độc quyền của WD như:

  • Giảm thiểu mất cảnh phim khi kết hợp hỗ trợ với ATA bằng công nghệ AllFrame™ – quản lý bộ nhớ chủ quyền, giúp cải thiện lưu lượng và phát lại dữ liệu.
  • Có cả phiên bản nâng cấp chương trình chống vỡ hình video và gián đoạn hệ thống giám sát
  • Vỏ ngoài ổ cứng được thiết kế bằng vật liệu chống rỉ sét, có khả năng bảo vệ cao kể cả trong môi trường khắc nghiệt
  • Hỗ trợ cùng lúc các hệ thống camera có độ phân giải cao, đem lại hình ảnh sắc nét, linh hoạt

Với những ưu điểm của mình, ổ cứng giám sát WD Purple™ NV thực sự là một lựa chọn lý tưởng cho nhiều doanh nghiệp. Hãy cân nhắc để có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất nhé!

Đóng băng ổ cứng bằng Deep Freeze standard – Hướng dẫn sử dụng

đóng băng ổ cứng

đóng băng ổ cứngNgoài việc đặt mật khẩu ổ cứng thì sử dụng phần mềm Deep Freeze Standard có khả năng đóng băng ổ cứng cũng là một cách giảm thiểu nguy cơ mất dữ liệu cũng như những tác động bên ngoài tới các hệ thống, chương trình bên trong ổ cứng.

Khi khởi động chương trình đóng băng ổ cứng, các thiết lập cũng như cài đặt trước đó đều được giữ nguyên trạng thái, dù có thêm ứng dụng hay file dữ liệu nào được tải về sau đó thì khi khởi động lại máy chúng sẽ biến mất như chưa từng xuất hiện.

 

Những lợi ích khi đóng băng ổ cứng:

  • Bảo vệ an toàn cho toàn bộ dữ liệu và ứng dụng trong ổ cứng.
  • Khôi phục lại nguyên vẹn trạng thái trước đóng băng mỗi khi khởi động lại máy tính.
  • Có thể tùy chọn đóng băng 1 hoặc nhiều ổ cứng.
  • Bảo vệ bằng mật khẩu.

–>Đọc thêm:

  1. Cách sửa lỗi ổ cứng bằng phần mềm
  2. Cách sửa lỗi Bad Sector trên Windows 8

Hệ điều hành tương thích

Công cụ đóng băng ổ cứng này có thể tương thích với các hệ điều hành Windows ở mọi phiên bản như Windows 2000, Windows XP, Windows 7/8,…

Hướng dẫn sử dụng

  1. Để khởi động chương trình, bạn dùng tổ hợp phím Ctrl + Alt + Shift + F6 hoặc nhấn giữ phím Shift rồi kích đúp chuột vào biểu tượng trên khay hệ thống.
  2. Giải nén và mở tệp đuôi exe để cài đặt.
  3. Download file cài đặt của Deep Freeze Standard về máy.
  4. Chọn OK để xác nhận mở chương trình.
  5. Trên giao diện của Deep Freeze Standard, chọn cửa sổ Status rồi tùy chọn các thiết lập sau:
  • Boot Frozen: ngăn chặn mọi thao tác như sao chép, ghi đè, xóa dữ liệu.
  •  Boot Thawed on Next: máy tính khởi động lại với số lần xác định trong tình trạng được thực hiện các thao tác với dữ liệu trên ổ cứng.
  •  Boot Thawed: tắt chế độ đóng băng.

Sau khi chọn, nhấn Apply and Reboot để bắt đầu

Như vậy, chỉ cần khởi động lại máy tính là phần mềm đóng băng ổ cứng đã được kích hoạt, giúp bảo vệ hệ thống một cách tốt nhất. Chúc các bạn thành công!

Format ổ cứng – Bản chất, các cấp độ của format ổ cứng là gì?

format ổ cứng

format ổ cứngThông thường, khi muốn đưa ổ cứng trở về định dạng nguyên thủy ban đầu ta hay thực hiện thao tác format ổ cứng. Vậy bản chất của format ổ cứng là gì và có mấy cấp độ?

Format ổ cứng cấp thấp (low-level format)

Format cấp thấp là sự định dạng lại ổ cứng bằng cách can thiệp sâu vào trạng thái vật lý của ổ cứng. Quá trình này sẽ loại bỏ các Bad sector hoặc đang có nguy cơ bị Bad, nên thích hợp với ổ cứng đang bị hư hại.

Format ổ cứng kiểu này có 2 dạng:

Dạng thứ nhất dùng các chương trình trong DOS, không thực hiện fill-zero nên có thể cứu dữ liệu được khi lỡ tay format nhầm.

Dạng thứ hai, tùy thuộc vào Mainboard trong bios có chức năng Low level-format không. Loại này vừa đọc các cung vừa điền số 0 vào mỗi cung, do đó sẽ vô cùng nan giải nếu muốn khôi phục dữ liệu HDD.

Format ổ cứng cấp thấp có thể kéo dài thêm tuổi thọ của ổ cứng một thời gian nữa để lưu trữ những dữ liệu không mấy quan trọng. Format cấp thấp giúp cho quá trình đọc/ghi dữ liệu trên các track đang bị lệch lạc trở nên phù hợp hơn.

Không nên lạm dụng format ổ cứng cấp thấp nếu như ổ cứng của bạn đang hoạt động bình thường, vì nó có thể đem lại rủi ro (thao tác sai, vấn đề bo mạch trong ổ cứng).

Format ổ cứng cấp cao

Format ổ cứng cấp cao (high-level format) là các hình thức format thông thường mà hầu hết người dùng đã từng thực hiện bởi các lệnh có sẵn trong DOS hoặc Windows.

Format ổ cứng kiểu này cũng có 2 dạng:

Format nhanh (quick) là xóa vị trí lưu trữ các kí tự đầu tiên để thông báo cho hệ điều hành có thể ghi đè dữ liệu mới lên vùng dữ liệu cũ. Nó chỉ xóa thông tin về việc tổ chức thư mục trên bảng Fat thứ nhất, chứ không scan disk để phát hiện Bad sector. Nên thực hiện format ổ cứng dạng này khi ổ cứng mới được Full format gần đây, và chắc chắn bề mặt ổ cứng còn tốt.

Full format thông thường tương tự như quick format nhưng nó đọc hết các rãnh trong phân vùng ổ con, nên nó cũng sẽ đánh dấu những cung bị hỏng. Format ổ cứng dạng này nghĩa là thực hiện xóa bỏ những dữ liệu cũ đồng thời phát hiện những khối hư hỏng và đánh dấu chúng để chúng không còn được sử dụng trong các phiên làm việc sắp tới. Cách này nên làm trong trường hợp chuẩn bị cài mới lại Windows.

Nên lưu ý chọn cấp độ format ổ cứng phù hợp với từng tình huống, đồng thời hết sức cẩn thận trong quá trình thao tác để không format nhầm dẫn đến mất dữ liệu.

Đánh giá tuổi thọ của ổ cứng Hitachi, Western và Seagate

Tuổi thọ của ổ cứng

 

Ổ cứng Hitachi và Western ổn định hơn Seagate. Theo đánh giá trong vòng 2 năm trở lại đây cho thấy Seagate là dòng ổ cứng có nguy cơ mất dữ liệu cao hơn Hitachi và Western tức là tuổi thọ của ổ cứng Seagate thấp hơn 2 dòng Hitachi và Western

Đánh giá được căn cứ vào

Thứ nhất:  Theo thử nghiệm của một nhà cung cấp dịch vụ sao lưu trực tuyến – Backblaze cho thấy cái nhìn sơ lược về độ an toàn dữ liệu của 3 nhãn hiệu ổ cứng Hitachi, Seagate và Western Digital trên hệ thống lưu trữ của mình. Backblaze đã sử dụng hơn 27.000 ổ đĩa cứng trong các trung tâm dữ liệu của mình, phục vụ mục đích sao lưu hình ảnh, nhạc mp3 và các tài liệu quan trọng cho người sử dụng. Kết quả cuối cùng cho thấy Hitachi và Western Digital đã vượt mặt Seagate khi dữ liệu bị giảm khả năng truy cập dần sau một vài năm.
Cụ thể: Backblaze đã sử dụng 15 mẫu ổ cứng (HDD) khác nhau từ 3 thương hiệu nói trên. Điểm ấn tượng về độ bền thuộc về 3 TB Deskstar 7K3000 của Hitachi (HDS723030ALA640) với tỉ lệ mất mát dữ liệu là 0,9% trong vòng đời trung bình khoảng 2,1 năm. Model tiếp theo cũng thuộc về Hitachi có tên Deskstar 5K3000 (HDS5C3030ALA630) với vòng đời trung bình là 1,7 năm cho kết quả tương tự. Trong khi đó, tồi tệ nhất của loạt sản phẩm này thuộc về 1,5 TB Seagate Barracuda Green (ST1500DL003) với tuổi thọ của ổ cứng trung bình là 0,8 năm.
Nhưng điều đó không có nghĩa là phủ nhận khả năng làm việc của đĩa 4 TB mới của Seagate có mã ST4000DM000
Thứ 2: Theo đánh giá trực quan từ công ty cứu dữ liệu Hardware Data VN. Khoảng từ năm 2011 cho tới thời điểm hiện tại những ổ cứng cứu dữ liệu chúng tôi nhận vào thì dòng Seagate chiếm nhiều hơn cả. Hầu hết tuổi thọ của ổ cứng dòng này là từ 1,5 năm đến 2 năm sau đó sẽ bị lỗi hoặc hỏng. Do đó người dùng sẽ khó tránh khỏi nguy cơ mất dữ liệu.

Tính đến thời điểm hiện tại thì chúng tôi khuyên khách hàng vẫn nên chọn mua ổ cứng Hitachi hoặc Western để sử dụng hơn là chọn mua ổ cứng Seagate.

Phần mềm chia ổ cứng không mất dữ liệu

phần mềm chia ổ cứng không mất dữ liệu

Thông thường khi chia lại ổ cứng thì hầu hết chúng ta phải định dạng lại các phân vùng nên việc dữ liệu bị xóa mất là điều không thể tránh khỏi. Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một phần mềm chia ổ cứng không mất dữ liệu – Easeus Partition Master phiên bản 9.2.2

Hướng dẫn sử dụng 

Bước 1: Download và cài đặt phần mềm Easeus Partition Master 9.2.2.

Bước 2: Giả sử ổ cứng có 2 partition C và partition D. Tôi chọn chia partition D thành 2 partition(với ổ của bạn, bạn có thể chọn chia partition bất kỳ mà bạn muốn): Chuột phải vào phân vùng D và chọn “Resize/Move partition” (tức là thay đổi dung lượng phân vùng này).

Bước 3: Trên hộp thoại Resize/Move partition bạn có thể tùy ý chọn kích thước cho phân vùng mới bằng cách kéo trực tiếp trên thanh Reside size and position (vùng có màu xanh đậm là vùng chứa dữ liệu nó sẽ không cho phép bạn kéo qua đó nên dữ liệu của bạn sẽ không bị mất) hoặc thay đổi ở mục Partition size bên dưới.

Bước 4: Bạn sẽ thấy ngay sự thay đổi bên dưới: Phân vùng D nhỏ lại và có thêm một phân vùng Unallocated

Bước 5: Bạn cần đặt tên và chọn định dạng cho phân vùng Unallocated bằng cách chuột phải vào đó và chọn “Create partition”

Bước 6: Chọn tên cho phân vùng trong mục “Partition Lable” là E, F, G, H…tùy thích. Còn trong mục “Ceate As” và “File system” bạn nên để mặc định là “lagical” và “NTFS”. Sau đó nhấn Ok.

Bước 7: Như vậy ổ của bạn đã được đặt tên và bạn nhấn “Apply” để đồng ý những thao tác bạn vừa thực hiện từ đầu tới giờ.

Cuối cùng thành quả là Ổ D của tôi vẫn nguyên dữ liệu và có thêm một ổ E theo ý muốn
Với phần mềm Easeus Partition Master 9.2.2 việc phân vùng ổ cứng của bạn trở nên vô cùng dễ dàng. Ngoài ra nó còn có rất nhiều các chức năng khác hỗ trợ cho bạn thay đổi và thao tác lên các partition vd như: đổi tên, gộp ổ, copy, kiểm tra, convert…

Backup dữ liệu bằng các giải pháp tốt nhất hiện nay

backup dữ liệu

backup dữ liệuNgày nay việc quản lý công việc, tài liệu trở vô cùng dễ dàng và thuận tiền cho con người. Các doanh nghiệp, các tổ chức, cơ quan và cả cá  nhân đều quản lý công việc, lưu trữ tài liệu thông qua hệ thống máy tính kết nối mạng. Chính vì vậy việc xử lý và quản lý công việc trở nên thông minh, dễ dàng và nhanh chóng hơn. Nhưng đồng nghĩa với nó người sử dụng máy tính rất có thể bị mất dữ liệu mà không kiểm soát được. Chính vì vậy nhu cầu backup dữ liệu máy tính ngày càng trở nên quan trọng

Tùy theo nhu cầu và loại hình dữ liệu cần lưu trữ mà bạn có thể đưa ra chiến lược backup dữ liệu phù hợp để việc backup dễ dàng nhất và việc quản lý thuận tiện nhất

Hiện nay rất nhiều thiết bị phần cứng được trang bị sẵn tiện ích backup dữ liệu hoặc bạn có thể tìm thấy các tiện ích backup khác mà bạn cho là phù hợp với nhu cầu và sở thích của bạn. Hoặc bạn muốn backup toàn bộ tệp tin hoặc chỉ cần 1 nơi lưu trữ dữ liệu bình thường  như một chiếc ổ cứng di động chẳng hạn.

Đối với các doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu không đơn thuần là lưu vào ổ cứng di động mà cần phải backup dữ liệu thường xuyên.

Dưới đây là một số giải pháp backup dữ liêu:

1. Dùng giải pháp DAS (Direct Attached Storage)

DAS là giải pháp dùng gắn trực tiếp các thiết bị lưu trữ vào Server, bạn có thể dùng các bộ sao lưu băng từ, hoặc các ổ đĩa cứng gắn rời hoạt động nhờ các phần mềm tự động sao lưu. Thiết bị này kết nối trực tiếp với máy chủ và lập lịch cho các tác vụ lưu trữ, tạo các bản sao lưu dữ liệu cho hệ thống mạng nội bộ của mình. Hiệu năng cao và việc lắp đặt khá dễ. Tuy nhiên về lâu dài, khi nâng cấp hệ thống với dung lượng này thì dữ liệu sẽ bị chia nhỏ và phân tán trên các hệ thống khác nhau, gây khó khăn cho việc quản lý dữ liệu. Xét về mặt tổng thể sẽ làm tăng chi phí lưu trữ trên toàn bộ hệ thống mạng.

2. Dùng giải pháp NAS (Network Attached Storage)

Là giải pháp backup dữ liệu thông qua địa chỉ IP. Giải pháp này dễ thực hiện việc chia sẻ dữ liệu cùng các ứng dụng trên mạng nội bộ.

Lợi ích:

  •   Dễ quản lý thiết bị do mỗi thiết bị NAS sẽ được gán một số IP cố định.
  •   Không cần máy chủ quản lý.
  •  Dễ nâng cấp về dung lượng.

Bất lợi :

  •   Dễ gây nghẽn băng thông trong mạng nội bộ.

3. Dùng giải pháp SANs (Storage Area Networks)

Storage Area Networks (SANs) là một hệ thống mạng được thiết kế để sử dụng thêm các thiết bị sao lưu dữ liệu cho máy chủ một cách dễ dàng.

Lợi ích:

  •   Dễ dàng chia sẻ lưu trữ và quản lý thông tin.
  •  Mở rộng lưu trữ dễ dàng thông qua quá trình thêm các thiết bị lưu trữ vào mạng không cần phải thay đổi các thiết bị như máy chủ hay các thiết bị lưu trữ hiện có.
  • Cho phép nhiều máy chủ cùng chia sẻ một thiết bị lưu trữ.
  • Cho phép thay đổi hay nâng cấp máy chủ một cách dễ dàng và dữ liệu không hề ảnh hưởng khi máy chủ bị lỗi.
  •  Tính bảo mật cao.

Bất lợi :

  •  Chi phí đầu tư cho thiết bị phần cứng tương đối cao.